LỰA CHỌN DANH MỤC

Những sai lầm trong khâu tuyển dụng cần tránh

Không chỉ có ứng viên khi đi xin việc mà chính nhà tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp đôi khi cũng mắc phải một số sai lầm trong quá trình tuyển dụng. Ứng viên phạm sai lầm khiến họ mất cơ hội làm việc tại những đơn vị tốt còn sai lầm của nhà tuyển dụng trong khâu phỏng vấn làm họ đánh mất nhân tài. Dưới đây là những sai lầm trong khâu tuyển dụng cần tránh mà chúng tôi đã tìm hiểu và muốn chia sẻ đến bạn.
 

nhung sai lam trong khau tuyen dung can tranh
 

Để ứng viên chờ đợi phỏng vấn quá lâu

Để ứng viên phải chờ đợi quá lâu trong buổi phỏng vấn là điểm trừ khiến ứng viên cảm thấy không vừa lòng và sẽ còn là tệ hơn nữa nếu ngay sau đó không nhận được lời xin lỗi hoặc lời giải thích thỏa đáng. Không chỉ khiến ứng viên cảm thấy mệt mỏi khi phải chờ đợi mà chính điểm này còn cho họ thấy sự thiếu chuyên nghiệp và thiếu tôn trọng ứng viên của công ty, doanh nghiệp. Đây là một trong những sai lầm của khâu tuyển dụng bạn cần tránh, tuy chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng có thể sẽ mang lại những điểm không tốt trong mắt ứng viên.
 

qua chu tam den danh sach cau hoi phong van
 

Quá chú tâm đến những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn

Bạn sẽ bị mất tập trung và không nghe được rõ câu trả lời của các ứng viên khi quá chú tâm vào danh sách những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trước đó, điều này sẽ nhanh chóng biến buổi phỏng vấn trở nên cứng nhắc và thiếu sự hiệu quả, khó khai thác được những lợi và khuyết điểm của ứng viên. Bạn đừng nên hỏi sâu quá vào những vấn đề mà ứng viên có thể đã chuẩn bị từ trước, thay vào đó, sau khi bạn đã lắng nghe câu trả lời từ ứng viên, hãy bỏ ra một vài phút suy nghĩ rồi đặt ra những câu hỏi dẫn dắt kiểu "tại sao? hay khi nào?" để khai thác được tất cả những thông tin quan trọng đến từ nhiều khía cạnh.
 

cho rang ung vien nhut nhat khong du nang luc lam viec
 

Cho rằng ứng viên nhút nhát là người không có đủ năng lực làm việc

Ứng viên nhút nhát, không giám bộc lộ cá tính của bản thân là người không có bản lãnh và không có năng lực. Nếu bạn có đồng quan điểm thì hoàn toàn sai lầm. Một vài ứng viên có năng lực rất tốt nhưng vì áp lực của buổi phỏng vấn hay tính cách đã khiến họ lo lắng, rụt rè trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn không tinh tế nhận thấy điều này, bạn rất dễ có nguy cơ đánh mất nhân tài của công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn gặp nhiều trường hợp ứng viên nhút nhát, không được thoải mái trong buổi phỏng vấn, hãy nhìn lại toàn bộ quá trình vì đôi khi một trong những nguyên nhân rất có thể đến từ chính bạn.
 

hua hen nhieu trong phong van
 

Hứa hẹn nhiều khi tuyển dụng

Để các ứng viên cảm thấy hào hứng với công việc mà họ đang ứng tuyển, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đề cập tới vấn đề về lợi ích của nhân viên như: môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến, lương, thưởng... khi đăng tin tuyển dụng trên mạng và trong khi phỏng vấn. Nhưng nếu trên thực tế, những gì bạn mang lại cho nhân viên không giống như những gì bạn đã hứa không chỉ khiến cho ứng viên cảm thấy bất mãn khi trở thành nhân viên mà còn nghiêm trọng hơn nếu họ có suy nghĩ tiêu cực về công ty, doanh nghiệp. Do đó, bạn nên chia sẻ những gì chắc chắn có thể cung cấp hoặc đang trong nỗ lực cải thiện, nhưng yếu tố chưa hoặc không chắc chắn, bạn đừng nên mang vào để trao đổi với ứng viên.
 

dieu huong buoi phong van khong tot
 

Điều hướng buổi phỏng vấn không tốt

Một buổi phỏng vấn được xem là thành công khi 90% thời gian sẽ là để ứng viên chia sẻ và bộc lộ tính cách của mình, 10% còn lại đến từ nhà tuyển dụng. Ở một số trường hợp, nhà tuyển dụng vô tình chia sẻ thông tin về công việc, công ty, doanh nghiệp... thì ứng viên sẽ không có nhiều cơ hội để nói, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không có cơ sở để đánh giá ứng viên đó. Bên cạnh đó, bạn cũng nên trả lời những câu hỏi của ứng viên, bạn đừng quên rằng những ứng viên tiềm năng họ luôn có cho mình nhiều sự lựa chọn, do đó họ cần hiểu rõ về công việc và công ty trước khi đưa ra quyết định nên làm việc cho đơn vị nào. Bạn nên trả lời trung thực những vấn đề thắc mắc của ứng viên theo cách mà bạn mong muốn, ứng viên cũng sẽ trung thực lại với bạn.

Trên đây là những sai lầm trong khâu tuyển dụng cần tránh mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp lại. Hy vọng thông qua đây bạn sẽ tuyển được nhân tài cho công ty, doanh nghiệp của mình mà không gặp phải quá nhiều khó khăn.

Nguồn: Tổng hợp