LỰA CHỌN DANH MỤC

Những nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp

Đối với chúng ta, ngoài gia đình và xã hội thì nơi làm việc cũng là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Để có thể làm việc hiệu quả đồng thời luôn cảm thấy thoải mái, bạn cần phải tạo ra một môi trường thân thiện thông qua cách ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới. Trong bài viết này, 24h Quảng Cáo sẽ chia sẻ những kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp để bạn đọc tham khảo.
 

Những nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp
 

Cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

Trước khi đến với các kỹ năng giao tiếp nơi công sở, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp sao cho đúng chuẩn mực. Từ đó, xây dựng một văn hóa làm việc chuyên nghiệp nơi công sở.

1. Cách ứng xử với cấp trên

Đối với cấp trên, quan trọng nhất là bạn phải luôn giữ thái độ lịch sự, lễ phép và có chừng mực. Khi cần phải trình bày quan điểm, hãy cứ mạnh dạn, thẳng thắn vì đó sẽ là cơ sở để cấp trên đánh giá năng lực, thái độ làm việc của bạn. Đối với cấp trên, việc nịnh hót là điều tuyệt đối không nên vì các sếp thường sẽ không đánh giá cao những người như thế. Khi bạn mắc phải một sai lầm nào đó, hãy mạnh dạn nhận sai và cố gắng khắc phục sai lầm của mình. Đôi khi với cấp trên, kết quả sẽ không quan trọng bằng sự nỗ lực mà họ thấy được ở nhân viên.

2. Cách ứng xử với cấp dưới

Nếu bạn là người quản lý một bộ phận và có nhân viên dưới cấp mình, đừng luôn tỏ thái độ quá nghiêm nghị ngay cả ngoài giờ làm việc. Việc này sẽ vô tình tạo nên áp lực cho cấp dưới và không thể giúp họ phát huy hết khả năng của bản thân. Việc hỏi han, quan tâm đến nhân viên sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách của cấp trên với cấp dưới và giúp họ có được một tinh thần thoải mái hơn khi làm việc.

3. Cách ứng xử với đồng nghiệp

Đồng nghiệp có thể được xem là những người bạn nơi công sở. Trong suốt thời gian làm việc, đồng nghiệp là người mà bạn sẽ tiếp xúc nhiều nhất. Vì thế, hãy luôn giữ thái độ vui vẻ, thân thiện và tuyệt đối không nên quá tự cao hay luôn tự ti, tách mình ra khỏi tập thể.
 

Nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp
 

Một số kỹ năng giao tiếp nơi công sở cần nhớ

Bên cạnh những quy tắc trên thì mỗi người còn cần phải trang bị thêm cho mình các kỹ năng ứng xử với đồng nghiệp để xây dựng một môi trường làm việc văn minh, tốt đẹp.

1. Tôn trọng đồng nghiệp

Tôn trọng là điều mà bất cứ ai cũng muốn nhận được. Vì thế, trước tiên, bản thân mỗi người phải thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Khi cần phải góp ý với ai đó, hãy chú ý dùng lời nói, từ ngữ sao cho họ cảm thấy mình được tôn trọng, tránh những hiểu lầm không đáng có.

2. Không buôn chuyện trong giờ làm việc

Buôn chuyện không phải là một hành vi xấu nhưng nếu không biết lựa chọn đúng thời điểm sẽ khiến bạn trở thành một người thiếu chuyên nghiệp và thiếu lịch sự. Việc buôn chuyện trong giờ làm việc còn gây mất tập trung cho những người khác và giảm năng suất lẫn hiệu quả công việc của chính bạn.

3. Không nói xấu đồng nghiệp

Nói xấu người khác là một hành vi thiếu lịch sự và không nên xảy ra ở bất cứ cơ quan, đơn vị nào. Việc nói xấu một người nào đó vừa tạo cảm giác khó chịu cho người nghe lẫn người “bị” nói xấu và rất dễ làm nảy sinh nhiều phiền toái. Đồng thời, những người nghe có thể cũng sẽ không thích và giữ khoảng cách với bạn.
 

Cách giao tiếp với đồng nghiệp
 

4. Không khoe mẽ về bản thân

Trong công sở, việc khoe mẽ về bản thân hay tiền lương, thưởng là một điều tối kỵ. Điều này sẽ khiến một số người nảy sinh lòng đố kỵ với bạn hoặc cảm thấy chán nản, không công bằng. Thực tế, năng lực làm việc của mỗi người sẽ được cấp trên đánh giá từ đó trả lương xứng đáng.

5. Biết giúp đỡ hoặc từ chối đúng lúc

Đôi khi, sẽ có những lúc bạn cảm thấy rãnh rỗi, không có việc để làm và giúp đỡ, san sẻ bớt công việc với người khác cũng là một việc tốt. Tuy nhiên, hãy biết cân nhắc xem lúc nào nên giúp đỡ họ và lúc nào không nên. Vì có một số người sẽ liên tục “cầu cứu” đến bạn trong khi bản thân họ vẫn có khả năng tự xoay sở công việc của mình.

6. Làm hết sức, chơi hết mình

Nghiêm túc trong công việc, “chơi hết mình” ngoài giờ làm việc sẽ làm cho mọi người cảm thấy bạn là một người thú vị và yêu thích bạn nhiều hơn. Đồng thời, điều này cũng sẽ giúp tình cảm đồng nghiệp trở nên khắng khít, gần gũi hơn.
 

Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp
 

Trên đây là những nguyên tắc giao tiếp với đồng nghiệp24h Quảng Cáo muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng rằng qua bài này, các bạn sẽ biết cách ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp trong công ty sao cho phù hợp, góp phần tạo dựng một môi trường làm việc thân thiện và tốt đẹp.