LỰA CHỌN DANH MỤC

Những cách giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn

Mất bình tĩnh trước giờ phỏng vấn rất dễ khiến bạn trở thành người thất bại. Đây đã là căn bệnh tâm lý chung của bất kỳ người xin việc nào khi ngồi trước mặt nhà tuyển dụng, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường luôn có cho mình tâm lý e ngại và lo sợ sự non nớt thiếu kinh nghiệm của mình. Không giữ được bình tĩnh, bạn không chỉ run, nói lắp, nói linh tinh, đổ mồ hôi, không suy nghĩ được câu trả lời chính xác nhất... mà còn khiến bạn tỉ lệ cao sẽ gặp thất bại và mất đi cơ hội làm việc với công ty. Vậy làm thế nào để giữ được bình tĩnh và chứng tỏ được năng lực thực sự của mình trước nhà tuyển dụng? Những cách giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi nỗi sợ hãi khi ngồi đối mặt với nhà tuyển dụng.
 

nhung cach giu binh tinh khi di phong van
 

1. Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia phỏng vấn

Khi bạn nhận được thông báo về buổi phỏng vấn sau khi gửi hồ sơ xin ứng tuyển thông qua một website tuyển dụng miễn phí, tính phí hay một kênh tuyển dụng việc làm nào khác, việc đầu tiên bạn nên làm là tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin về công ty, về vị trí công việc đang ứng tuyển, trình tự phỏng vấn cùng những câu hỏi mà phía công ty có thể sẽ hỏi. Bạn nên tự tập trả lời những câu hỏi này, như vậy sẽ giúp bạn có thêm tự tin để bước vào phòng phỏng vấn. Bạn lưu ý là tập trả lời câu hỏi chứ không phải là học thuộc lòng. Hãy cứ để câu trả lời của bạn được tự nhiên nhất có thể, vì đó mới thực sự là sự hiểu biết của bạn về công ty, về công việc chứ không phải là bạn học thuộc lòng ở đâu đó và rồi không hiểu gì về chúng.

► Bên cạnh đó, bạn cũng nên khảo sát giao thông, tuyến đường để biết rõ quãng đường đi từ chỗ ở của bạn đến địa điểm phỏng vấn mất khoảng thời gian bao lâu và bạn nên xuất phát vào thời điểm nào để vừa kịp tới giờ phỏng vấn mà không bị trễ giờ do tắc đường, kẹt xe hay phải chờ đợi quá lâu trước giờ phỏng vấn vì bạn đến quá sớm. Đôi khi thời gian chờ đợi trước giờ phỏng vấn cũng tạo nên áp lực khiến bạn trở nên căng thẳng hơn.

2. Luôn giữ vững tâm lý bình tĩnh khi tham gia phỏng vấn

Đa phần tâm lý của ứng viên khi tham gia phỏng vấn là đều e ngại, sợ bản thân mình chưa biết cách trả lời phỏng vấn sao cho hay, đúng và đủ để được nhận vào làm việc. Nếu bạn vẫn cảm thấy không hiệu quả sau khi đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng như cách ở trên, một trong những cách giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn là bạn hãy thử suy nghĩ táo bạo hơn rằng bạn đang không đến buổi phỏng vấn nào cả mà là đang đi gặp bạn bè hay đối tác thân thiết nào đó. Nên nhớ, bạn không phải bị suy xét về cử chỉ, hành động hay lời nói trong phỏng vấn mà chỉ đơn giản là đang trò chuyện cùng trao đổi mà thôi. Một khi đã đặt mình ở vị trí ngang hàng với nhà tuyển dụng, bạn sẽ cảm thấy buổi phỏng vấn trở nên thoải mái và bớt căng thẳng hơn rất nhiều. Hơn nữa, việc coi mình ngang hàng với nhà tuyển dụng sẽ giúp bản thân thoải mái hơn khi đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng và có thể chính điều này sẽ tạo hiệu quả tốt để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

3. Tạo tư thế thoải mái, tự nhiên nhất cho chính mình

Cứng người, chân tay thẳng đơ và cảm thấy mọi bộ phận trên cơ thể đều là thừa thãi là những biểu hiện của người mất bình tĩnh. Để khắc phục vấn đề này, bạn hãy thả lỏng cơ thể ngay từ khi bắt đầu trò chuyện phỏng vấn. Khoa học đã chứng minh, khi rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp thì việc thả lỏng các cơ, khớp xương... sẽ lấy lại cân bằng cho cả cơ thể lẫn tâm lý. Vậy nên bạn hãy lựa chọn những tư thế ngồi mà bạn cảm thấy được tự nhiên nhất nhưng cũng nên lưu ý tránh những kiểu ngồi khiếm nhã, thiếu tôn trọng tới người ngồi đối diện.

4. Hãy là chính mình, đừng cố trở thành một người khác

Khi là chính mình, cơ thể của bạn mới thực sự được thoải mái nhất. Nếu cố gắng thay đổi để trở nên đứng đắn, nghiêm túc trong buổi phỏng vấn rất có thể sẽ khiến bạn mất càng trở nên mất bình tĩnh hơn. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm phỏng vấn của mình, nhà tuyển dụng biết được ai đang diễn và ai đang thật, do đó hãy cứ là chính bạn. 


Trên đây là những cách giữ bình tĩnh khi đi phỏng vấn phổ biến vẫn được nhiều người áp dụng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Bạn hãy tham khảo và áp dụng cho bản thân để buổi phỏng vấn sắp tới đặt được nhiều hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công.