LỰA CHỌN DANH MỤC

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay đã đạt mức báo động, gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân, hệ sinh thái và cảnh quan. Theo thống kê, ngày càng có nhiều trường hợp ung thư, mắc bệnh da liễu, bệnh hô hấp ở những thành phố lớn. Vậy những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay là gì?
 

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
 

Môi trường sống của chúng ta được tạo thành từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, những yếu tố chính và quan trọng nhất là: Không khí; Nước và Đất. Nếu như ba môi trường này bị ô nhiễm sẽ gây ra không ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống của con người và các loài sinh vật khác.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Chúng ta có thể thiếu thức ăn, nước uống trong vài ngày nhưng sẽ không thể sống nếu không hít thở chỉ trong vài phút. Điều đó đã đủ để cho thấy tầm quan trọng của không khí đối với con người là như thế nào. Thế nhưng, môi trường không khí ở nước ta hiện đang này càng bị ô nhiễm. Nguyên nhân là do:

- Khí thải từ các nhà máy: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là từ ngành công nghiệp sản xuất vũ khí, hóa chất, điện,...các nhà máy không ngừng xả ra môi trường những loại khí nhà kính độc hại, chẳng hạn như CO; SO2; CFC;….Bên cạnh làm trái đất nóng dần lên, các loại khí thải này còn gây mưa axid, khiến môi trường nước và đất bị ô nhiễm.

- Sinh hoạt của con người: Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì áp lực mà con người gây ra cho không khí ngày càng cao. Khí thải từ các loại phương tiện giao thông, việc nấu nướng, sử dụng điện,…cũng là một tác nhân khiến môi trường không khí ngày càng ô nhiễm. Thêm vào đó, hành động chặt phá rừng còn lấy đi một nguồn cung cấp oxy vô cùng dồi dào.

- Các nhân tố tự nhiên: Gió là nguyên nhân khiến không khí ô nhiễm di chuyển đến các vùng khác; Núi lửa hạt động sinh ra Cl, S, CH4,...cũng khiến không khí không còn trong lành.
 

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở Việt Nam

Nước được xem là nguồn sống của mọi sinh vật trên hành tinh. Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của mọi loài sẽ ra sao nếu không có nước hoặc không có nước sạch? Chắc chắn rằng, chúng ta sẽ không thể nấu ăn, giặt giũ, vệ sinh,…nếu không có nước. Nước bao gồm rất nhiều dạng như: Nước mưa; Nước sông; Nước biển; Nước ngầm;….Điều đáng nói là gần như tất cả chúng đều đã và đang bị ô nhiễm vì:

- Chất thải từ các nhà máy: Theo quy định, các nhà máy công nghiệp đều phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Thế nhưng, việc này mất rất nhiều tiền bạc nên đa số doanh nghiệp đều cố tình không xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường. Từ đó, nguồn nước xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, động vật và cảnh quan khu vực.

- Chất thải nông nghiệp: Các loại phân bón, thuốc trừ sâu dùng trong trồng trọt chứa Nitơ, Photpho, Kali và nhiều thành phần hóa học khác không tốt cho môi trường. Phần lớn chúng không được cây trồng hấp thụ hết mà trôi theo nguồn nước tưới ra sông, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước do hóa chất nông nghiệp có thể gây ngộ độc cho con người nếu không may sử dụng phải.

- Sinh hoạt của con người: Hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi của con người cũng là một nguyên nhân đe dọa đến nguồn nước sạch cực kỳ lớn. Vấn đề này xảy ra nhiều nhất ở các con sông nằm dọc theo khu vực sinh sống của người dân. Hầu hết những hộ gia đình sống ven sông đều xả trực tiếp nước thải sinh hoạt xuống sông, bao gồm cả: Dầu mỡ; Thức ăn thừa; Nước tiểu; Phân;….Bên cạnh đó, rác thải không được bỏ đúng nơi quy định mà vứt xuống sông, cống cũng khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Vấn đề ngập ở các đô thị cũng bao gồm một phần nguyên nhân do người dân vứt rác bừa bãi.

- Các tác nhân tự nhiên: Mưa bão, lũ lụt,…là các tác nhân tự nhiên mang nguồn nước ô nhiễm, xác sinh vật, rác thải từ nơi này đến nơi khác, gây ô nhiễm trên diện rộng. Không những thế, hiện tượng mưa acid do ô nhiễm không khí khiến tất cả nguồn nước trong khu vực đều bị ô nhiễm nhanh chóng.
 

nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở nước ta
 

Nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam

Ít ai biết rằng, bên cạnh hai môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến con người là không khí và nước thì đất ô nhiễm cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Những người dân sống trong khu vực đất ô nhiễm hít phải hơi đất có thể mắc phải các bệnh về hô hấp. Cây trồng trên đất này sẽ không thể phát triển, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân. Không những thế, sinh vật sống dưới lòng đất cũng có nguy cơ biến mất, làm mất đi chuỗi thức ăn tự nhiên. Những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất có thể kể đến như:

- Chất thải công nghiệp: Các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng,…xả thải carbon, kim loại, là mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường đất. Hai loại chất thải này chẳng những không phân hủy mà còn tồn tại bền vững trong đất. Chúng liên kết với các thành phần khác trong đất và sinh ra những phức hợp nguy hiểm.

- Chất thải nông nghiệp: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón chẳng những trôi theo dòng nước, gây ô nhiễm nước mà còn ngấm vào đất, làm ô nhiễm đất. Chúng nguy hại đến mức có thể làm ô nhiễm cả mạch nước ngầm nằm sâu trong lòng đất. Ngoài ra, bên cạnh lượng hóa chất ngấm vào đất trực tiếp từ cây trồng thì rác thải, chai lọ chứa thuốc không được xử lý kỹ càng, vứt lung tung cũng là một nguyên nhân khiến đất ô nhiễm.

- Chất thải chăn nuôi, sinh hoạt: Phân, nước tiểu, thức ăn thừa của động vật, rác thải kim loại, hóa chất dùng trong sinh hoạt cũng là một nguồn gây ô nhiễm cho đất.

- Các yếu tố tự nhiên: Đất còn có thể bị ô nhiễm do nước chứa hợp chất nhôm sunfat kali (hay nước nhiễm phèn) ngấm vào, tạo thành đất phèn. Đất ở vùng biển cũng thường bị nhiễm mặn do nước biển, khiến cây cối khó phát triển. Ngoài ra, mưa acid còn là lý do khiến đất bị ô nhiễm trên diện rộng.
 

nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay
 

Trên đây là các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta phổ biến nhất mà Quảng Cáo 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, cá bạn sẽ có những nhận thức tích cực hơn về vấn đề giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Từ đó, thay đổi thói quen, ý thức trong sinh hoạt để góp phần bảo vệ môi trường sống của bản thân.